1. Thể hiện rõ nhãn hiệu. Hình ảnh chủ đạo của nhãn hiệu sản phẩm thể hiện qua màu sắc, logo phải được in rõ ràng trên bao bì và xuất hiện đều trên các mặt của bao bì để sao cho khi sản phẩm nằm trên quầy, kệ thì khách hàng có thể nhận diện nhãn hiệu một cách dễ dàng từ nhiều góc nhìn khác nhau.
2. Đơn giản và tập trung vào hình ảnh tạo cảm xúc nhiều nhất cho người tiêu dùng. Bao bì cần giúp khách hàng trả lời được câu hỏi “Nhãn hiệu này có gì khác biệt và tại sao tôi nên mua nó?”.
3. Thể hiện các cấp độ thông điệp về nhãn hiệu. Bề mặt của bao bì phải thể hiện đầy đủ nhãn hiệu chính, nhãn hiệu phụ, phân khúc sản phẩm, các ký hiệu thể hiện đẳng cấp, chất lượng của sản phẩm. Những thông điệp hình ảnh ấy có đủ sức tác động để thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy họ đi đến quyết định mua hàng.
4. Phù hợp với các mức độ tạo ấn tượng. Để tạo ấn tượng tốt trong trí nhớ của khách hàng, bao bì cần được thiết kế phù hợp với các cấp độ nhận thức thông tin của khách hàng khi họ đi mua sắm. Căn cứ vào mức độ nhận thức tầm quan trọng của vật phẩm trong của bộ não người, thiết kế bao bì phải đạt được các yêu cầu sau:
– Màu sắc: Khơi dậy sự phản ứng về thể chất của người tiêu dùng.
– Hình dáng: Hấp dẫn và củng cố cho sự nhận biết sản phẩm.
– Hình ảnh: Khơi dậy cảm xúc và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
– Ngôn ngữ: Cung cấp thêm thông tin cho người tiêu dùng.
Khi thiết kế bao bì cho sản phẩm, điều quan trọng nhất là hiểu được phản ứng của người tiêu dùng với vô số hình ảnh, thông tin đập vào mắt họ khi họ trong một cửa hàng với vô số sản phẩm cùng loại. Cách họ quan sát, tạo ra sự liên hệ và nhớ các vật xung quanh luôn là những căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng tiêu thụ của sản phẩm khi nó được trưng bày trên các quầy, kệ.
Những nhãn hiệu có bao bì được thiết kế hợp lý luôn làm tăng thêm cảm xúc và ấn tượng cho người tiêu dùng và giúp cho hàng hóa bán chạy nhất.